Bạn cần hỗ trợ ?
Hotline : 0963 750 67507/05/2024 10:07:25 | 164
Nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản từ lâu đã trở thành một nét đặc sắc làm nên “thương hiệu” của xứ sở Phù Tang. Văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ độc đáo bởi sự tỉ mỉ, tinh tế về phong cách pha chế mà còn là cảm thức nghệ thuật được hàm chứa bên trong.
Cùng Worldtrip tìm hiểu những văn hóa trà đạo Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lịch sử Trà đạo
Trà đạo theo tiếng Nhật còn gọi là “chanoyu” hoặc “sado”, được dịch trực tiếp với nghĩa là “lối uống trà”. Trà đạo được xem là sự nâng cấp từ hoạt động phục vụ đồ uống đơn giản cho khách thành nghệ thuật biểu diễn về phương thức chuẩn bị và pha chế trà.
Người ta nói rằng trà lan truyền đến Nhật Bản vào khoảng thời đại Kamakura khi một nhà sư tên là Eisai mang trà trở lại Nhật Bản từ nhà Tống ở Trung Quốc.
Trong thời đại Muromachi, nhà sư Murata Jukou đã tiếp thu tinh thần của Thiền và bắt đầu mở một phòng trà nhỏ và đơn giản và bầu không khí tĩnh lặng của "Wabicha". "Senrikyu", nổi tiếng là một người thưởng trà, đã phát triển điều này thành nguyên mẫu của trà đạo như văn hóa Nhật Bản như ngày nay.
2. Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản
Ý nghĩa hàng đầu của trà đạo Nhật Bản thực tế không phải là việc thưởng thức trà mà thông qua phương thức chuẩn bị, pha chế và các nghi thức để hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, giúp tâm hồn được thanh lọc, tĩnh lặng trở lại.
Do đó, không gian thực hiện trà đạo của Nhật Bản là rất quan trọng. Người Nhật thường xây các phòng trà và bài trí sao cho gần gũi nhất với thiên nhiên, giúp người thưởng thức có thể ngắm được cảnh vật thiên nhiên 4 mùa. Người Nhật cho rằng môi trường thưởng trà như vậy giúp họ tìm kiếm được vẻ đẹp trong cõi thế tục, gia tăng khả năng giác ngộ và đánh thức sự trân trọng cái đẹp.
3. Các trường phái trà đạo ở Nhật Bản
Trà đạo của Nhật Bản được phân chia thành nhiều trường phái với những điểm khác biệt đầy tinh tế.
Trường phái Urasenke
Urasenke là trường phái trà đạo lớn nhất, có hơn một nửa trà nhân trên toàn Nhật Bản. Ưu tiên chính của Urasenke chính là làm hài lòng khách. Vì vậy, trà sư thường chú trọng đến việc sử dụng dụng cụ chất lượng tốt cũng như bài trí sao cho tạo được ấn tượng với khách.
Trường phái Omotesenke
Trường phái Omotesenke chú trọng hơn vào sự đơn giản và tôn trọng những truyền thống cũ. Trà sư phái Omotesenke thích sử dụng các công cụ đơn giản hơn để pha trà. Đồng thời phong cách pha trà của họ cũng làm cho trà ít sủi bọt hơn để cảm nhận sự sâu lắng của hương vị trà đem lại.
Trường phái Mushakojisenke
Mushakojisenke là trường phái trà đạo với đặc trưng của sự tinh gọn. Theo đó các trà sư Mushakojisenke loại bỏ tối đa sự lãng phí trong phòng trà cũng như các hành động không cần thiết.
4. Dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản
Bộ dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản thường có rất nhiều món như sau:
Ấm và chén trà: Các dụng cụ được xem là quan trọng nhất. Dụng cụ khá đa dạng về kích thước, hình dáng, vẻ đẹp và sự tinh tế để dùng cho các mục đích khác nhau.
Tống trà: Dụng cụ được làm bằng thủy tinh giúp làm giảm nhiệt độ của trà và cho trà được trộn đều.
Khay trà: Dụng cụ thường làm từ gỗ, có màu sắc phù hợp với ấm chén để tăng vẻ đẹp và sự hài hòa.
Hộp đựng trà: Hay còn gọi là Natsume có hình dạng như quả táo tàu, thường được làm bằng gốm truyền thống giúp bảo quản trà, hạn chế hương trà bị bay đi.
Lọc trà: Dụng cụ dùng để lọc cặn trà để giúp nước được trong hơn.
Muỗng/vá múc trà: Dụng cụ được làm bằng ngà, kim loại hoặc tre để múc trà vào trong bát.
Khăn vệ sinh: Thường gồm Chankin để lau sạch bát uống trà và Fukusa để lau sạch muỗng, hộp đựng trà.
Dụng cụ đánh trà: Dụng cụ dùng để khuấy hoặc đánh trà sau khi thêm nước.
5. Những nghi thức khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản nổi tiếng vì đầy tính nghi thức và tượng trưng:
- Chủ nhà (teishu) thường mặc kimono để tiếp khách. Ngày nay, đôi khi chủ nhà có thể mặc trang phục hiện đại tuy nhiên cần phải trang trọng, lịch sự.
- Khách thưởng trà cũng cần mặc quần áo có màu sắc nhã nhặn, tối màu và sẽ cởi giày trước khi được dẫn vào phòng chờ của phòng trà.
- Chủ nhà và khách chào đón bằng cái cúi đầu im lặng. Sau đó sẽ thực hiện nghi thức thanh tẩy bằng việc rửa tay và súc miệng tại một bồn đá.
- Trong phòng trà, các trà nhân có thể đưa ra lời bình về tranh ảnh, bình hoa được trang trí của chủ nhà.
- Khi khách yên vị bằng tư thế seiza, trà sư sẽ bắt đầu thực hiện các nghi thức pha trà và trao bát trà cho vị khách đầu tiên và là vị khách quan trọng nhất.
- Người thưởng trà nâng bát để thể hiện sự tôn trọng với trà sư, xoay bát, nhấp một ngụm, khen ngợi hương vị và chuyển bát cho vị khách tiếp theo.
- Quy trình thưởng trà như vậy sẽ được lặp lại và xoay vòng cho đến khi tất cả mọi người đã thưởng thức hết trà.
Chắc chắn văn hóa Trà đạo là một trong những trải nghiệm đặc sắc mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi Du lịch Nhật Bản
Xem thêm các Tour Du lịch Nhật Bản :